''Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó lòng không muốn về"
Ai đó đã gọi Cần Thơ
với cái tên là Tây Đô chắc chắn cái tên ấy không chỉ mang ý nghĩa đơn
thuần như tên gọi hay cũng không phải do vẻ lộng lẫy của bến Ninh Kiều
mang lại mà chính là do những tài nguyên thiên nhiên tiềm ẩn mang lại.
Cảm giác của tôi lần đầu tiên khi đặt chân đến Cần Thơ thành phố- thủ phủ của Miền Tây là yên bình đến lạ!
Cần Thơ
nằm bên bờ sông Hậu, lại ở vị trí trung tâm của đồng bằng sông Cửu
Long, giữa một mạng lưới sông ngòi chằng chịt đã tạo điều kiện thuận lợi
cho việc giao thông, trao đổi.
Vốn
là vùng đất phù sa màu mỡ quanh năm mưa thuận gió hòa cùng sự hiện hữu
của những cù lao thơ mộng mang nét đặc trưng của vùng sông nước đã tạo
nên một Tây Đô kiêu sa. Mộc mạc và nhiệt tình chính là những ấn tượng
đầu tiên của du khách về con ngườicủa mảnh đất này.
Chợ nổi Phong Điền, Cái Răng là điểm nhấn của du lịch Cần Thơ,
du khách sẽ rất thích thú khi đi chợ trên sông, mua hàng nông thổ sản
và ăn uống ngay trên ghe. Đêm đến ngồi trên du thuyền lộng gió nhâm nhi
ly cafê thả hồn theo những câu hò điệu lý mang đậm chất dân gian Nam Bộ.
Viền quanh khu trung tâm là những khu vườn quanh ngoại ô cây trái xum
xuê còn mang vẻ tự nhiên luôn níu chân lữ hành.
Con sông Cần Thơ
trữ tình lãng mạng, trên sông lại có nhiều cồn bãi, giồng đất cao và
nhiều vườn cây ăn trái phát triển mạnh trên mảnh đất phù sa màu mỡ này.
Chính khí hậu, ánh nắng và sông rạch nơi đây là nguồn tài nguyên vô giá
tạo cơ hội để du lịch Cần Thơ tiến xa hơn nữa.
Nhà Cổ Bình Thủy
Ở thành phố Cần Thơ
có một địa điểm thu hút rất nhiều du khách là chính khách, văn nghệ sỹ
hơn bất cứ một điểm du lịch nào khác, đó là nhà thờ dòng họ Dương mà dân
địa phương quen gọi là nhà cổ vườn Lan hay Vườn Lan Bình Thủy.
“Hiện vật lưu tại đây nói lên một phần nghệ thuật cổ truyền độc đáo của Việt Nam.
Mong rằng những tác phẩm này sẽ được giữ gìn tốt để bảo tồn tài sản văn hóa quý báu của dân tộc”
Nguyễn Hữu Thọ
Quyền Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam
“Ngôi nhà họ Dương là một kho báu của nghệ thuật kiến trúc Việt nam.
Mong rằng Chính phủ giữ gìn chỗ ở này” - P. Sabatier, nhà báo Pháp
Còn rất nhiều ý kiến đề cao giá trị kiến trúc này, nhất là cái “hồn
Việt” hòa quyện vào từng hoa văn, họa tiết trang trí, từng viên ngói rêu
phong, đồ dùng cổ kính.
Chùa Nam Nhã
Tọa lạc tại 612 đường Cách mạng tháng Tám, Phường An thới, TP Cần Thơ, là một ngôi chùa có lịch sử khá vẻ vang trong giai đoạn chống Pháp của nhân dân ta.
Vào những thập niên cuối thế kỷ XIX các cuộc khởi nghĩa ở miền nam lần
luột bị thất bại (Nguyễn trung Trực bị hành quyết năm 1868, Trương Định
thất thủ ở Gò Công năm 1864; Thủ khoa Huân bỏ mình ở Mỹ Tho năm 1875…)
Hàng ngũ Cần Vương và Văn Thân tan rã vì tổ chức rời rạc, thiếu vũ khí
và thiếu sự ủng hộ của triều đình Huế mặc dù ngọn lửa đấu tranh vẫn rực
cháy trong lòng mọi người.
Nhận thức được tình hình đó, năm 1890 ông Nguyễn Giác Nguyên, đã dời
nhà từ ấp Bình Nhựt ra chợ Bình Thủy lập một tiệm thuốc bắc lấy tên là
Nam Nhã Đường, dùng làm nơi liên lạc, tập hợp những tấm lòng yêu nước và
che mắt chính quyền, chuyển phong trào chống Pháp từ hình thức khởi
nghĩa vũ trang sang đấu tranh hợp pháp.
Long Quang Cổ Tự
Có từ năm 1824, hiện nay tọa lạc tại phường Long Hòa, Quận Bình Thủy, TP Cần Thơ.
Chùa có 50 tượng thờ được chạm trổ từ cây giáng hương, trong đó có bộ
thập bát La Hán. Di tích văn hóa được Bộ VHTT công nhận ngày 21.6.1993.
Chùa thường đón tiếp nhiều văn nghệ sĩ từ mọi miền đất nước đến tham
quan đàm luận.
Ðình Bình Thủy
Theo đường Cách Mạng Tháng 8, hướng đi Long Xuyên, cách thành phố Cần Thơ 5 km. Ðình Bình Thủy có quy mô diện tích vào loại lớn nhất trong các đình làng Cần Thơ
(trên 4000 m2) được xây dựng từ năm 1844 khi mảnh đất này còn rất ít
người sinh sống. Ðình được xây theo hình chữ Nhất (-), mặt hướng ra sông
Bình Thủy.
Lối dẫn vào đình có phù điêu, chạm nổi hình rồng, kỳ lân. Mái đình lợp ngói có sáu hàng cột tròn bằng gỗ quý nâng đỡ.
Các
bộ phận vì, kèo kết cấu theo lối thượng lầu, hạ hiên". Quanh các gác
mái chạm khắc các vị thần tiên, cỏ cây hoa lá. Ðình thờ nhiều vị anh
hùng dân tộc, danh nhân chí sĩ cả ba miền. Gian giữa thờ Ðinh Công
Chánh, vị thần có công lo việc đình miếu. Tiềm ẩn dưới mái đình này
không chỉ là lịch sử truyền thống cội nguồn của một làng cổ Nam Bộ mà
còn là nơi gìn giữ những giá trị tinh hoa của văn hóa, văn minh sông
nước miệt vườn Cần Thơ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét