Thừa Thiên Huế: Khánh thành công trình bảo tồn phục hồi Bửu Thành Môn và Bình phong khu mộ tại Lăng Tự Đức
Ngày
20/1, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Nhóm Dự án Bảo tồn, trùng
tu và Đào tạo Đức- GCREP (CHLB Đức) đã tổ chức Lễ khánh thành công
trình bảo tồn phục hồi Bửu Thành Môn và Bình phong khu mộ tại Lăng Tự
Đức.
Công trình bảo tồn phục hồi Bửu Thành môn và Bình phong khu mộ vua Tự Đức thuộc dự án “Đào tạo kỹ thuật và Bảo tồn Thử nghiệm tại công trình Bửu Thành môn và Bình phong khu mộ vua tại Lăng Tự Đức” do Bộ Ngoại giao CHLB Đức và Đại sứ quán CHLB Đức tại Hà Nội tài trợ.
Dự án được thực hiện trong khoảng một năm (từ tháng 11/2009-12/2010) với sự tham gia của nhóm chuyên gia bảo tồn GCREP do bà Andreas Teufel phụ trách cùng với 5 thành viên là cán bộ của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (TTBTDTCĐH), Công ty Tu bổ di tích và Thiết bị văn hóa Trung ương – Chi nhánh Huế và thợ thủ công truyền thống Huế.
Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Phó giám đốc TTBTDTCĐH cho biết: Dự án đã nghiên cứu thử nghiệm và áp dụng thành công một số kỹ năng bảo tồn trùng tu công trình di tích sử dụng vôi vữa và trang trí truyền thống ngoài trời vốn chịu nhiều tác động phức tạp của thời tiết khắc nghiệt ở Huế. Một số công thức sản xuất vôi vữa truyền thống để phục hồi màu sắc trang trí ngoại thất đã được thử nghiệm tại công trường dự án và đang được kiểm tra để đăng ký cho ứng dụng trong các dự án bảo tồn di tích cũng như cho những công trình xây dựng mới ở Huế. Đặc biệt, vấn đề khó khăn trong việc phục chế và tái chế các mảnh sành sứ chuyên dụng để trang trí đã được nghiên cứu và giải quyết, đạt được thành công đáng kể. Các chi tiết trang trí khảm sành sứ bị hư hỏng bong tróc của công trình này đã được phục hồi và gia cố hoàn chỉnh.
Lăng Tự Ðức là một trong những công trình tiêu biểu cho kiến trúc truyền thống cung đình Huế, được xây dựng vào năm 1864 và hoàn thành vào năm 1867, trong đó công trình Bửu thành Môn và Bình phong khu mộ vua được xây bằng gạch vữa, trang trí theo lối truyền thống, các họa tiết được thực hiện bằng các kỹ thuật khảm sành sứ, vẽ màu sống, phù điêu đắp nổi... Theo thời gian và khí hậu khắc nghiệt, những hư hỏng đã xuất hiện nhiều làm cho công trình mất đi giá trị thẩm mỹ vốn có của nó.
Việc triển khai thành công dự án bảo tồn phục hồi Bửu Thành Môn và Bình phong khu mộ tại Lăng Tự Đức đã phục hồi toàn vẹn 2 công trình có giá trị này theo đúng những tiêu chuẩn bảo tồn và trùng tu quốc tế.
Công trình bảo tồn phục hồi Bửu Thành môn và Bình phong khu mộ vua Tự Đức thuộc dự án “Đào tạo kỹ thuật và Bảo tồn Thử nghiệm tại công trình Bửu Thành môn và Bình phong khu mộ vua tại Lăng Tự Đức” do Bộ Ngoại giao CHLB Đức và Đại sứ quán CHLB Đức tại Hà Nội tài trợ.
Dự án được thực hiện trong khoảng một năm (từ tháng 11/2009-12/2010) với sự tham gia của nhóm chuyên gia bảo tồn GCREP do bà Andreas Teufel phụ trách cùng với 5 thành viên là cán bộ của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (TTBTDTCĐH), Công ty Tu bổ di tích và Thiết bị văn hóa Trung ương – Chi nhánh Huế và thợ thủ công truyền thống Huế.
Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Phó giám đốc TTBTDTCĐH cho biết: Dự án đã nghiên cứu thử nghiệm và áp dụng thành công một số kỹ năng bảo tồn trùng tu công trình di tích sử dụng vôi vữa và trang trí truyền thống ngoài trời vốn chịu nhiều tác động phức tạp của thời tiết khắc nghiệt ở Huế. Một số công thức sản xuất vôi vữa truyền thống để phục hồi màu sắc trang trí ngoại thất đã được thử nghiệm tại công trường dự án và đang được kiểm tra để đăng ký cho ứng dụng trong các dự án bảo tồn di tích cũng như cho những công trình xây dựng mới ở Huế. Đặc biệt, vấn đề khó khăn trong việc phục chế và tái chế các mảnh sành sứ chuyên dụng để trang trí đã được nghiên cứu và giải quyết, đạt được thành công đáng kể. Các chi tiết trang trí khảm sành sứ bị hư hỏng bong tróc của công trình này đã được phục hồi và gia cố hoàn chỉnh.
Lăng Tự Ðức là một trong những công trình tiêu biểu cho kiến trúc truyền thống cung đình Huế, được xây dựng vào năm 1864 và hoàn thành vào năm 1867, trong đó công trình Bửu thành Môn và Bình phong khu mộ vua được xây bằng gạch vữa, trang trí theo lối truyền thống, các họa tiết được thực hiện bằng các kỹ thuật khảm sành sứ, vẽ màu sống, phù điêu đắp nổi... Theo thời gian và khí hậu khắc nghiệt, những hư hỏng đã xuất hiện nhiều làm cho công trình mất đi giá trị thẩm mỹ vốn có của nó.
Việc triển khai thành công dự án bảo tồn phục hồi Bửu Thành Môn và Bình phong khu mộ tại Lăng Tự Đức đã phục hồi toàn vẹn 2 công trình có giá trị này theo đúng những tiêu chuẩn bảo tồn và trùng tu quốc tế.
(Nguồn: Báo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét